13:35:07 Thứ 6 - 27/9/2019

Thử uốn kim loại – TCVN 198:2008

Thử uốn kim loại theo TCVN 198:2008 quy định về phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của vật liệu kim loại bằng quy trình thử uốn.

1. Quy định về mẫu thử – Thử uốn kim loại – TCVN 198:2008

a. Quy định chung:

thử uốn kim loại
Cơ cấu uốn với hai gối uốn và một chày uốn
Thử uốn kim loại theo TCVN 198:2008
Cơ cấu uốn với một khối chữ V và một chày uốn

 

  • Phải sử dụng mẫu có mặt cắt ngang hình tròn, vuông, chữ nhật hoặc đa giác để thử.
  • Bất kỳ vùng nào của vật liệu bị ảnh hưởng do cắt hoặc cắt bằng ngọn lửa và các hình thức gia công tương tự trong khi chuẩn bị mẫu thử đều phải được loại bỏ.
  • Tuy nhiên vẫn chấp nhận thử mẫu mà vùng bị ảnh hưởng của nó chưa được loại bỏ miễn là kết quả thử đạt yêu cầu.

b. Cạnh của mẫu thử hình chữ nhật:

-Cạnh của mẫu thử hình chữ nhật phải được vẽ tròn tới bán kính không vượt quá giá trị sau:

  • 3 mm khi chiều dày của mẫu thử bằng hoặc lớn hơn 50 mm.
  • 1,5 mm khi chiều dày của mẫu thử nhỏ hơn 50 mm và lớn hơn hoặc bằng 10 mm.
  • 1 mm khi chiều dày của mẫu thử nhỏ hơn 10 mm.

-Vẽ tròn cạnh phải được thực hiện sao cho không có ba via ngang, vết xước hoặc vết khuôn, có thể gây tác động xấu đến kết quả thử.

-Tuy nhiên vẫn chấp nhận mẫu thử mà các cạnh của nó chưa được vẽ tròn miễn là kết quả thử đạt yêu cầu.

c. Chiều rộng của mẫu thử:

Trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn liên quan, chiều rộng của mẫu thử cần:

  • Bằng chiều rộng của sản phẩm, nếu chiều rộng của sản phẩm bằng hoặc nhỏ hơn 20 mm.
  • Khi chiều rộng của sản phẩm lớn hơn 20 mm thì:

           + (20±5) mm đối với sản phẩm có chiều dày nhỏ hơn 3 mm.

           + từ 20 mm đến 50 mm đối với sản phẩm có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 3 mm.

d. Chiều dày của mẫu thử:

THỬ UỐN KIM LOẠI

  • Chiều dày của mẫu thử từ tấm, dải và định hình phải bằng chiều dày của sản phẩm được thử.
  • Nếu chiều dày của sản phẩm lớn hơn 25 mm thì có thể được làm giảm bằng gia công trên một bề mặt để đạt được chiều dày không nhỏ hơn 25 mm,
  • Mặt không được gia công của mẫu phải đặt ở phần chịu kéo khi uốn.
  • Mẫu thử có mặt cắt ngang hình tròn hoặc đa giác phải bằng mặt cắt ngang của sản phẩm nếu đường kính (đối với mặt cắt ngang hình tròn) hoặc đường kính vòng tròn nội tiếp (đối với mặt cắt ngang hình đa giác) không lớn hơn 30 mm.
  • Khi đường kính hoặc đường kính vòng tròn nội tiếp của mẫu lớn hơn 30 mm đến 50 mm, thì có thể làm giảm tới không nhỏ hơn 25 mm.
  • Khi đường kính hoặc đường kính vòng tròn nội tiếp của mẫu lớn hơn 50 mm thì phải được làm giảm tới không nhỏ hơn 25 mm.
  • Mặt không được gia công của mẫu phải đặt ở phần chịu kéo khi uốn.

2. Quy trình thử uốn kim loại – TCVN 198:2008

-Phép thử được thực hiện ở nhiệt độ thường từ 100C đến 350C Phép thử thực hiện ở điều kiện kiểm soát, khi có yêu cầu phải thực hiện ở nhiệt độ (23±5)0C.

-Thử uốn được tiến hành bằng cách sử dụng một trong các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng như sau:

  • Góc uốn quy định đạt được dưới tác dụng của lực thử thích hợp và các điều kiện đã cho (hình 1,2,3).
  • Hai chân của mẫu song song nhau và cách một khoảng xác định khi chịu tác động của lực thử thích hợp (hình 6).

THỬ UỐN KIM LOẠI

  • Hai chân của mẫu tiếp xúc nhau khi chịu tác động của lực thử thích hợp (hình 7).

PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN KIM LOẠI

LƯU Ý:

-Khi thử uốn đến góc quy định, mẫu thử phải được đặt trên 2 gối đỡ (hình 1) hoặc trên khối chữ V (hình 2) và lực uốn phải tác động ở giữa 2 gối đỡ.

-Góc uốn có thể được tính từ việc đo lượng dịch chuyển của chày uốn như quy định.

-Đối với 3 phương pháp (hình 1, 2, 3) lực uốn phải dược đặt vào từ từ sao cho sự chảy dẻo của vật liệu xảy ra tự nhiên.

-Trong trường hợp có tranh chấp, phải dử dụng tốc độ thử là (1±0.2)mm/s.

-Nếu không thể uốn trực tiếp mẫu để xác định góc uốn theo cách được mô tả ở trên, phép thử uốn phải được hoàn thành bằng cách nén trực tiếp trên các chân mẫu thử (hình 5).

PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN

-Trường hợp thử uốn yêu cầu 2 chân song song nhau, trước hết mẫu được uốn như hình 5, sau đó đặt vào giữa hai bàn nén song song của máy ép (hình 6), ở đó mẫu được uốn trực tiếp bằng cách tác dụng lực đến khi đtạ được chân chân song song bằng nhau.

-Phép thử có thể được thực hiện có hay không có tấm đệm.

-Chiều dày của tấm đệm phải được xác định trong tiêu chuẩn liên quan hoặc thỏa thuận.

-Một phương pháp thử khác là phương pháp uốn trên chày uốn (hình 4.4).

-Mẫu thử nếu quy định sau khi uốn sơ bộ phải được uốn thêm giữa 2 bàn nén song song của máy ép, tác dụng lực để hai chân mẫu thử tiếp xúc trực tiếp với nhau (hình 7).

3. Đánh giá kết quả thử uốn – TCVN 198:2008

  • Đánh giá thử uốn phải tiến hành phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm.
  • Khi các yêu cầu này không quy định, nếu không xuất hiện các khuyết tật có thể nhìn thấy bằng mặt thường mà không có thiết bị phóng đại thì đủ để chứng tỏ rằng mẫu thử chịu được lực uốn.
  • Góc uốn được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm, luôn được xem xét như một giá trị nhỏ nhất. Nếu bán kính uốn trong được quy định, nó được xem xét như một g ía trị lớn nhất.

4. Báo cáo thử nghiệm thử uốn kim loại:

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin:

  • Viện dẫn tiêu chuẩn
  • Nhận biết mẫu thử (loại vật liệu, số mẻ nấu, phương pháp của đường tâm mẫu thử so với sản phẩm,…)
  • Hình dạng và kích thước của mẫu
  • Phương pháp thử
  • Mọi sai khác so với tiêu chuẩn này
  • Kết quả thử.

>>> Quý khách đang có nhu cầu về thí nghiệm kim loại và hoàn thiện hồ sơ thí nghiệm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ưu đãi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 Quý Khách hàng có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng hoặc tìm Phòng Thí Nghiệm uy tín – chất  lượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

 TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 Điện thoại: 0979 635 840

 Website:  https://thinghiemvlxd24h.com/

 Email:  thinghiemkdvlxd@gmail.com

 Địa chỉ: KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979.635.840

Contact Me on Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?