13:35:07 Thứ 6 - 27/9/2019

Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước – TCXD 245:2000

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc cơ bản về khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu việc gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước.

Các chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể do các nhà thầu tư vấn và thi công thực hiện.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4200:1995: Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.

3. Quy định chung

Gia cố đất nền yếu bằng bấc thấm thoát nước
Gia cố nền yếu bằng bấc thấm

3.1. Phạm vi áp dụng biện pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

3.1.1. Đất yếu là loại đất phải xử lý, gia cố mới có thể dùng làm nền cho móng công trình

Các loại đất yếu thường gặp là bùn, đất loại sét (sét, sét pha, cát pha) ở trạng thái dẻo nhão.

Những loại đất này thường có độ sệt lớn (IL > 1),

có hệ số rỗng lớn (e > 1),

có góc ma sát trong nhỏ (j <>0),

có lực dính theo kết quả cắt nhanh không thoát nước C < 0,15=””>2,

có lực dính theo kết quả cắt cánh tại hiện trường Cu < 0,35=””>2,

có sức chống mũi xuyên tĩnh pc < 0,1=”” mpa,=”” có=”” chỉ=”” số=”” xuyên=”” tiêu=”” chuẩn=”” spt=”” là=”” n=””><>

3.1.2. Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các loại công trình sau

– Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh cường độ của đất yếu để bảo đảm ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết cấu áo đường.

– Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một tầng, để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố trên diện rộng (sau khi nền đã lún đến ổn định).

3.1.3. Việc gia tải trước (đến trị số bằng hoặc lớn hơn cường độ tải trọng công trình tác dụng lên nền) được khuyến nghị áp dụng trong mọi trường hợp khả thi.

3.1.4. Khi sử dụng bấc thấm phải chú ý

– Sự phá vỡ kết cấu đất khi thi công. Sự phá hỏng kết cấu này làm tăng tổng độ lún và làm giảm sức kháng cắt của đất.

– Phạm vi chiều sâu thực sự có hiệu quả của bấc thấm.

– Giá trị tải trọng nén trước để việc thoát nước lỗ rỗng và cố kết đất có hiệu quả.

3.2. Thuật ngữ và định nghĩa

* Bấc thấm: là băng có lõi bằng polypropylene, có tiết diện hình răng khía phẳng hoặc hình chữ nhật có nhiều lỗ rỗng tròn, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt.

Bấc thấm thường có chiều rộng 100mm, dày từ 4 đến 7mm và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng trăm mét. Bấc thấm làm chức năng thoát nước lỗ rỗng từ nền đất yếu lên tầng đệm cát mỏng (khoảng 50 ÷ 60cm) để thoát ra ngoài, như vậy sẽ tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu.

* Gia tải nén trước: là biện pháp tác dụng áp lực tạm thời lên đất nền để tăng nhanh quá trình ép thoát nước lỗ rỗng, tăng nhanh tốc độ cố kết của đất yếu, làm cho nền được lún trước, lún đến ổn định.

* Vải địa kỹ thuật: là vải sản xuất từ polyme tổng hợp, sợi liên tục, không dệt, có độ bền cao và thấm nước tốt. Vải địa kỹ thuật chủ yếu dùng để ngăn cách giữa lớp đất bùn yếu với lớp đệm cát trên đầu bấc thấm.

Như vậy để bảo đảm cho lớp đệm cát (hạt thô, sạch) không bị nhiễm bẩn và thoát nước tốt. Vải địa kỹ thuật còn dùng để cấu tạo tầng lọc ngược và tăng cường khả năng chống trượt cho khối đất đắp.

                                                                                                                                                                              Bấc thấm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Biện pháp xử lý nền đất yếu

XEM THÊM:

 Quý Khách hàng có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng hoặc tìm phòng thí nghiệm uy tín – chất lượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 Điện thoại: 0979 635 840

 Website:  https://thinghiemvlxd24h.com/

 Email:  thinghiemkdvlxd@gmail.com

 Địa chỉ: KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979.635.840

Contact Me on Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?