13:35:07 Thứ 6 - 27/9/2019

Thí nghiệm điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét

Thí nghiệm điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình vận hành và sử dụng điện.

1. Vai trò của việc kiểm tra điện trở tiếp địa – hệ thống chống sét:

Điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét có vai trò rất lớn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: mưa giông, sấm sét… có thể gây ra nhiều nguy hiểm nghiêm trọng cho người sử dụng.

Hệ thống chống sét cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo:

  • An toàn cho người dùng, bảo vệ tài sản cho người sử dụng
  • Giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện được tiếp đất
  • Tránh tình trạng cháy nổ, giật điện….

Sau một thời gian sử dụng, giá trị điện trở có thể tăng lên so với giá trị cho phép do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng……

Do đó phải tiến hành kiểm tra hệ thống chống sét định kỳ tốt nhất không quá 12 tháng.

2. Tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống chống sét

– Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

– Theo điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định xử phạt vi phạm về an toàn phòn cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét:

  1.  Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

Như vậy, cần phải kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét để đảm bảo hệ thống chống sét vẫn hoạt động hiệu quả

kiểm tra điện trở tiếp địa
Kiểm tra điện trở tiếp địa
kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét
kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét

3. Quy trình kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét

Bước 1: Liên hệ và Đăng ký kiểm định

Bước 2: Ký hợp đồng kiểm định

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm định chi tiết

Bước 4: Tiến hành kiểm định:

  • Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn điện
  • Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất
  • Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định
  • Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét
  • Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất
  • Đọc giá trị đo và xử lý kết quả

Bước 5: Lập biên bản kiểm định, Dán tem kiểm định (nếu đạt)

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận kiểm định hệ thống chống sét.

Hàng năm, nhiều đơn vị không thực hiện định kỳ hệ thống chống sét đã bị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Vì vậy, trung tâm kiểm định khuyến nghị quý khách hàng nên thực hiện thí nghiệm điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét đúng quy định và định kỳ ít nhất 12 tháng/ lần.

Xem thêm

>>> Quý khách có nhu cầu kiểm tra thiết bị điện trở, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0979 635 840 để được tư vấn và báo giá ưu đãi.

 Quý Khách hàng có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng hoặc tìm Phòng Thí Nghiệm uy tín – chất  lượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

 TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điện thoại: 0979 635 840

Website:  https://thinghiemvlxd24h.com/

Email:  thinghiemkdvlxd@gmail.com

Địa chỉ: KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979.635.840

Contact Me on Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?