Phương pháp xác định độ ẩm của gỗ với mục đích cân và xác định khối lượng hao hụt của mẫu thử khi làm khô đến khối lượng không đổi.
Kết quả tính khối lượng hao hụt theo phần trăm khối lượng của mẫu thử sau khi làm khô.
1. Thiết bị dụng cụ sử dụng để xác định độ ẩm
- Cân: độ chính xác 0,01g
- Thiết bị làm khô đến trạng thái khô tuyệt đối
- Bình giữ ẩm: đảm bảo giữ độ ẩm của mẫu thử
- Bình hút ẩm: chứa chất hút âm để làm khô không khí hoàn toàn
2. Chuẩn bị mẫu thử
- Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 8044 (ISO 3129), mẫu gỗ tốt nhất nên có hình lăng trụ đứng kích thước mặt cắt ngang 20mm* chiều cao dọc theo thớ (25±5)mm.
- Mẫu thử phải được bảo quản trong điều kiện độ ẩm không đổi và ổn định mẫu theo điều 4.6 của TCVN 8044 (ISO 3129).
- Số lượng tối thiểu, hình dạng, kích thước, phương pháp lấy mẫu được áp dụng theo TCVN 8044 (ISO 3129).
3. Cách tiến hành xác định độ ẩm của gỗ
- Cân mẫu thử chính xác đến 0,5 % khối lượng ởđiều kiện khô tuyệt đối.
- Làm khô mẫu thử từ từ đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ (103 ± 2) °C.
Khối lượng không đổi được coi là đạt nếu lượng hao hụt khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp thực hiện trong khoảng thời gian 6 giờ bằng nhau hoặc không nhỏ hơn 0,5 % khối lượng mẫu thử.
- Mẫu thử của các miếng gỗ có chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi (nhựa, nhựa cây…) vượt quá sai số của phép xác định về số lượng phải được làm khô chân không.
- Sau khi làm nguội mẫu thử trong bình hút ẩm, nhanh chóng cân mẫu thử để tránh tăng độ ẩm vượt quá0,1 %. Độ chính xác của phép cân phải ít nhất 0,5 % khối lượng của mẫu thử.
- Nếu cần (loại phép thử đặc biệt) xác định độ ẩm chính xác đến 0,1 %, làm khô mẫu thử trong bình định mức. Xác định khối lượng của các bình định mức có chứa mẫu thử, chính xác đến 0,005 g.
4. Tính toán kết quả:
a. Độ ẩm của mỗi mẫu thử W, tính bằng % khối lượng, chính xác đến 1%, theo công thức:
Trong đó:
m1 là khối lượng của mẫu thử trước khi làm khô kiệt, tính bằng g;
m2 là khối lượng của mẫu thử sau khi làm khô kiệt, tính bằng g.
b. Độ ẩm của mẫu có sử dụng bình, tính chính xác đến 0,1 %, theo công thức:
Trong đó:
m0 là khối lượng của bình, tính bằng g;
m1 là khối lượng của bình và mẫu thử trước khi làm khô kiệt, tính bằng g;
m2 là khối lượng của bình và mẫu thử sau khi làm khô kiệt, tính bằng g.
c. Kết quả là giá trị trung bình số học của các kết quả nhận được đối với các mẫu thử riêng lẻ.
5. Báo cáo phương pháp thử nghiệm:
Báo cáo thử nghiệm phải ít nhất bao gồm các thông tin sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này.
- Các chi tiết liên quan đến lấy mẫu.
- Các chi tiết theo Điều 8 của TCVN 8044 (ISO 3129).
- Các kết quả thử được tính theo Điều 7 và các giá trị thống kê.
- Ngày thử nghiệm.
- Tên tổ chức tiến hành thử nghiệm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Quý Khách hàng có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng hoặc tìm Phòng Thí Nghiệm uy tín – chất lượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:
TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG Điện thoại: 0979 635 840 Website: https://thinghiemvlxd24h.com/ Email: thinghiemkdvlxd@gmail.com Địa chỉ: KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội |